TienichVietNam xin chia sẻ tới Bạn 1 đồ án đã hoàn thiện để Bạn tham khảo
Đồ án THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỬA VAN CUNG ĐẬP TRÀN
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHÀ
MÁY THỦY ĐIỆN THÁC XĂNG
1.1.1
Một số hệ thống kỹ thuật
1.1.2
Hệ thống trạm biến áp 110kv
1.2 Cơ cấu tổ chức,
vận hành
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CỬA
VAN ĐẬP TRÀN TẠI NHÀ MÁY
2.3 Hệ thống điều khiển thủy lực
2.4.3 Hệ thống cấp dầu thủy lực
2.5.2
Chế độ điều khiển tại chỗ
2.5.5 Nguyên lý làm việc của hệ thống
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MÔ
HÌNH ĐIỀU KHIỂN CỬA VAN CUNG
3.2 Thiết kế cơ khí
của mô hình
3.3 Cấu trúc điều
khiển và lựa chọn phần tử cho hệ thống điều khiển
3.3.4
Nhóm thiết bị phụ tải
3.3.4 Thiết bị điều khiển trung tâm
3.4 Thiết kế sơ đồ
điều khiển
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ CHƯƠNG
TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
4.1 Mục tiêu thiết kế
giao diện
4.2 Xây Dựng Thuật Toán
Điều Khiển
4.3 Bài toán giả lập
và quy trình vận hành
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.2 khe van cung và bánh xe dẫn
hướng
Hình 2.3 Chốt khoá cơ khí khi nâng cửa
sửa chữa
Hình 2.5 Ảnh nâng cửa van xả tràn
Hình 2.6 Nút điều
khiển thực tế tại NMTDTX
Hình 2.7 Đồng hồ hiện
thị của tủ điều khiển tại NMTĐTX
Hình 2.8 Bản vẽ thiết
kế cơ khí cửa van cung
Hình 2.9 Ảnh hoàn
thiện của mô hình
Hình 3.12 Khe cửa thực tế
tại mô hình
Hình 3.13 Trục quay tại mô
hình
Hình 3.15 Cảm biến
tiện cận LJ12A3-4-Z/EX
Hình 3.17 Xi lanh Movis
A300100
Hình 3.18 Hình ảnh lắp
đặt xi lanh trên mô hình
Hình 3.19 Role trung gian
8 – 14 chân
Hình 3.21 Bộ nguồn
Keyence MS2-H150
Hình 3.22 PLC S7-1200 CPU
1214C DC/DC/DC
Hình 4.28 Lưu đồ thuật
toán
Hình 4.30 Khai Báo Input
Output
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thông số hệ thống
điều tốc
Bảng 1.2 Thông số hệ thống
khí nén
Bảng 1.3 Thông số nước kỹ
thuật
Bảng 1.4 Thông số kỹ
thuật chung MCĐZ
Bảng 1.5 Thông số kỹ
thuật máy cắt ngăn lộ
Bảng 1.6 Thông số kỹ
thuật dao cách ly
Bảng 1.7 Thông số kỹ
thuật giao cách ly ngăn lộ
Bảng 1.8 Thông số CS171,
CS173, CS1T1
Bảng 2.9 Thông số cửa
van cung
Bảng 2.11 Hệ thống cấp
dầu thủy lực
Bảng 2.13 Chi tiết cho
đèn trên panel điều khiển cửa
Bảng 2.14 Các hư hỏng
thường gặp , nguyên nhân và cách khắc phục
Bảng 3.15 Lựa chọn
thiết bị cảm biến
Bảng 3.16 Lựa chọn
thiết bị chấp hành
Bảng 3.17 Lựa chọn
thiết bị đóng cắt
Bảng 3.18 Lựa chọn nút
bấm , đèn trạng thái
Trong
nền công nghiệp ngày nay, Tự Động Hóa đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Nghành Tự Động Hóa cùng với sự phát triển của các nghành
kỹ thuật Điện Tử, Công Nghệ Thông Tin…. nghành kỹ thuật Điều khiển
đã và đang đạt được nhiều tiến bộ mới. Tự Động Hóa giúp nâng cao
năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu sức lao
động của con người. Nhất là trong những môi trường khắc nghiệt và
độc hại. Đồng thời còn giúp hệ thống vận hành liên tục và chính
xác. Chính vì vậy mà ngày nay dây truyền sản xuất tự động hóa được
ứng dụng vận hành ở hầu hết trong các dây truyền sản xuất của các
nhà máy xí nghiệp.
Được sự giới thiệu của Bộ môn Tự Động Hóa, Chúng em vinh dự
được thực tập tại nhà máy thủy điện Thác Xăng – Nơi mà luôn đi đầu
trong vận hành sản xuất điện năng khu vực Tây Bắc. Tại nhà máy Thủy
Điện Thác Xăng các cán bộ , ban lãnh đạo luôn không ngừng phấn đấu
áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao sản lượng sản xuất Điện Năng
nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn năng lượng cho khu vực Tây Bắc, Sau khi
thực tập tại nhà máy. Chúng em quyết định chọn đề tài ‘’ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
CỬA VAN CUNG ĐẬP TRÀN ‘’.
Cửa
van là một bộ phận rất quan trọng trong công trình thủy lợi và được
lắp đặt tại các khoang của công trình thủy công tại công trình thủy
điện của nhà máy thủy điện Thác Xăng. Với nhiệm vụ điều tiết mực
nước tại hồ chứa. Kết hợp kỹ thuật điều khiển tự động ,Đề tài
này nhằm giúp người đọc hiểu được cơ cấp vận hành khi gặp sự cố
về xả lũ tại các Thủy Điện. Nội dung đồ án được chia làm 4 chương:
Chương I: Tổng Quan Về Nhà Máy
Chương II: Chi Tiết Hệ Thống Cửa Van
Cung
Chương III: Thiết Kế Mô Hình Cửa Van
Cung
Chương IV: Chương Trình Điều Khiển
Trong
quá trình thực hiện đồ án, chúng em đã được các thầy cô trong bộ
môn đặc biệt là thầy: Th.s Đào Văn Tuấn đã nhiệt tình
giúp đỡ và giải đáp thắc mắc giúp chúng em hoàn thành đồ án.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của tất cả các thầy cô!
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2031
Sinh viên thực hiện
Đào Hải Đăng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN THÁC
XĂNG
1.1 Giới thiệu nhà máy
Thủy điện Thác Xăng hay thủy điện Bắc Giang
2 là thủy điện xây dựng trên sông Bắc Giang tại vùng đất xã Hùng Việt huyện
Tràng Định, xã Bắc La huyện Văn Lãng và xã Hồng Phong huyện Bình Gia tỉnh Lạng
Sơn, Việt Nam. Nhằm khai thác tối ưu nguồn thủy năng trên dòng sông Băc Giang,
công trình đầu mối được xây dựng tại thông Phiêng Chuông, xã Hùng Việt, có tọa
dộ là: 22º09’38” Vĩ độ Bắc, 106º29’45” Kinh độ Đông, cách UBND xã Hùng Việt khoảng 4,2
km, cách thị trấn Thất Khê khoảng 15km và cách thành phố Lạng Sơn 60km về phía
Bắc.
Công trình do Công ty CP Thủy điện Sử Pán 1
đầu tư, xây dựng , vận hành và sở hữu. Nhà máy được khởi công xây dựng vào
tháng 10 năm 2010 chính thức được tích nước và đưa vào hoạt động tháng 6/2016.
Các thiết bị vận hành đập: thiết bị xả lũ
(Cửa xả đáy, cửa xả mặt,..). Đã được kiểm tra thử nghiệm đảm bảo vận hành tốt (Đập công trình
thủy điện Thác Xăng có 3 cửa van cung (14,5.16,5) m; Hệ thống thiết bị nâng cửa
van công trình xả lũ: Là hệ thống tua bin thủy lực được vận hành bởi trạm dầu
được đặt ngay trên trụ pin, được vận hành với hệ thống PLC có độ tin cậy cao
thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đảm bảo vận hành tốt; Hệ thống cấp điện
chính cho cửa van công trình xả lũ; Máy phát điện tự dung DIEZEN 160 kVA được
kiểm tra định kỳ hàng tuần, đảm bảo vận hành tốt và còn bao gồm hệ thống cấp
điện dự phòng cho vận hành cửa van công trình xả lũ, hệ thống thông tin kiên ạc
đảm bảo ổn định thông suốt, thiết bị đo mực nước hồ tại đập.
Nhà máy có tổng công suất định mức 22MW,
gồm 2 tổ máy. Đây là hai tổ máy phát điện xoay chiều đồng bộ 3 pha , trục dọc
tua bin kiêu vận hành lien tục. Chiều quay máy phát cùng chiều quay tua bin
theo chiều kim đồng hồ nhìn từ máy phát, gồm hệ hống kích từ, có hệ thống chống
sét van, thiết bị tiếp đất trung tính và các phụ kiện khác.
1.1.1
Một số hệ thống kỹ thuật
A, Hệ thống điều tốc
Bảng 1.1
Thông số hệ thống điều tốc
Kiểu loại điều tốc
|
YC-65130441 |
Thời gian trệ của
bộ điều tốc |
=<0.2 giây |
Độ chính xác điều
chỉnh công suất |
=<0.1% |
Độ chính xác điều
chỉnh tần số |
=<0.1HZ |
Dải điều chỉnh tốc
độ/tần số so với tốc độ tần số định mức |
90:110% |
Dải điều chỉnh
công suất |
0:125% |
Dải không tác động
theo tần số |
=<0.01% |
Bước thay đổi phụ
tải cho phép lớn nhất |
2MW |
Thời gian lớn nhất
để trở về trạng thái ổn dịnh sau khi thay đổi phụ tải giá trị lớn nhất |
20 giây |
Thời gian mở hoàn
toàn cánh hướng của servomotor |
25s |
Thời gian đóng
hoàn toàn cánh hướng của servomotor |
25s |
Thời gian đóng
cánh hướng nhỏ nhất của servomotor |
15s |
Tủ điều tốc điện Số lượng |
02 |
Nguồn điện cung
cấp Nguồn vào AC Nguồn vào DC |
220+-20% 220v+-20% |
Bảo vệ lồng tốc cơ
khí |
115%nđm |
- Cấu
tạo: Hệ thống điều tốc gồm hai thành phần chính:
Ø Cơ thuỷ lực: Vừa là thiết bị
điều khiển vừa là cơ cấu chấp hành.
Ø Điều tốc điện: Vừa là thiết bị điều khiển đối với phần cơ thuỷ lực vừa
là thiết bị chấp hành đồi với hệ thống điều khiển DSC của nhà máy.
Ø Hệ thống điều tốc của nhà máy Thuỷ Điện Thác Xăng sử dụng kỹ thuật số
lập trình (PLC) thế hệ mới để điều khiển máy phát tuabin thuỷ lực.
-
Ngoài ra Hệ thống điều tốc bai gồm các
thiết bị phụ trợ như:
Ø Thiết bị đo đếm giám sát tốc độ ,phản hồi vị trí,cơ cấu phối hợp điều
khiển giữa các van.
Ø Các thiết bị bảo vệ.
B, Hệ thống nén khí
Bảng
1.2 Thông số hệ thống khí nén
Máy nén khí |
|
Mã hiệu |
LG02100 |
Số lượng |
2 máy |
Áp lực |
10kg/cm2 |
Hiệu suất |
|
Động cơ nén khí |
|
Cống suất |
1.5 KW |
Điện áp |
380V |
Tốc đọ định mức
động cơ |
1390 vòng/phút |
Tốc độ định mức |
50HZ |
Bình chứa khí |
|
Bình chứa khí loại
nhỏ |
|
Số lượng bình |
2 |
Dung tích của một
bình |
100 lít |
Áp lực định mức |
0.7 MPa |
Áp lực thiết
kế |
10Kg/cm3 |
Áp lực thử nghiệm |
16.5 kg/cm3 |
Áp lực xả của van
an toàn |
0.88MPa |
Đường kính ngoài |
1050 mm |
Chiều cao |
1950 mm |
Khối lượng của mỗi
bình |
2 tấn |
Bình chứa khí loại
to |
|
Số lượng bình |
2 |
Dung tích của một
bình |
500 lít |
Áp lực định mức |
1 MPa |
Áp lực thiết
kế |
12Kgf/cm3 |
Áp lực thử nghiệm |
16.5Kgf/cm3 |
Áp lực xả của van
an toàn |
0.88MPa |
Đường kính ngoài |
1050 mm |
Chiều cao |
1950 mm |
Khối lượng của mỗi
bình |
0.6 tấn |
Hệ thống đường ống
|
|
Áp lực thiết kế |
1 MPa |
Áp lực thử nghiệm |
1.5 MPa |
Vật liệu |
Thép mã kẽm |
Hệ thống các van |
|
Áp lực thiết kế |
1 MPa |
Áp lực thử nghiệm |
1.5MPa |
- Cấu
tạo: Hệ thống nén khí hạ áp gồm các thiết bị và bộ phận chính sau đây:
Ø Hai máy nén khí 1K,2K.
Ø Tủ điều khiển máy khí nén.
Ø Bốn bình chứa khí nén.
Ø Hai bình loại bé dung tích 0.1 m3.
Ø Hai bình loại tô dung tích 0.5 m3.
Ø Hệ thống các van và đường ống dẫn khí vào bình chứa khí và hệ thống
đường ống xả khí tại các cao trình 151.82 m.
Ø Các đồng hồ giám sát nhiệt độ và áp lực khí.
Ø Nguồn cấp cho máy nén khí hạ áp 1K được lấy từ aptomat Q16 trong tủ
phân phối LTAC thuộc thanh cái C41 nguồn cấp cho máy nén khí hạ áp 2K được lấy
từ aptomat Q17 trong tủ phân phối LTAC thuộc thanh cái C41.
C, Hệ thống nước
kỹ thuật
-
Thông số kỹ thuật thành phần trong hệ
thống: Hệ thống nước kỹ thuật nhà máy thuỷ điện Thác Xăng được thiết kế cho hai
tổ máy ,các thành phần hệ thống hoàn toàn giống nhau và có các thông số sau:
Bảng
1.3 Thông số nước kỹ thuật
Các bộ lọc thô cho
toàn bộ hệ thống nước kỹ thuật |
|
Số lượng |
2 |
Hãng chế tạo |
AAB Ấn Độ |
Kiểu |
DLS 350 |
Lưu lượng thiết kế
|
1950 m3 /h |
Áp lực thiết kế |
1.6MPa |
Áp lực làm việc |
0.2 : 0.3MPa |
Đồ rộng mắt lưới
lọc thô |
1.5mm |
Độ rộng mắt lưới
lọc tinh |
0.05 mm |
Độ chênh áp lớn
nhất cho phép |
0.2 MPa |
Đường ống |
|
Đường kính đường
ống góp chung |
DN150 |
Đường kính đường
vào và ra bộ làm mát dầu ổ cánh hướng trên |
DN60 |
Đường kính vào ra
bộ làm không khí máy phát |
DN150 |
Đường kính đường
vào ra bộ làm mát ổ cánh hướng dưới |
DN40 |
Đường kính đường
vào và ra nộ làm mát dầu ổ hướng tuabin |
DN34 |
Đường kính đường
cào bộ chèn trục tuabin |
DN40 |
Áp lục thiết kế
của các đường ống |
1.6MPa |
Áp lực làm việc
của đường ống |
0.2 -0.3 MPa |
Thống số kỹ thuật
của các phụ tải ổ hướng trên máy phát |
|
Số lượng séc măng |
16 cái |
Số lượng bộ làm
mát |
1 bộ |
Lưu lượng nước làm
mát định mức |
350L/m |
Áp lực nước làm
mát định mức |
0.2-0.3 MPa |
Bộ làm mát không
khí máy phát |
|
Số lượng bộ làm
mát |
4 bộ |
Lưu lượng nước làm
mát định mức |
1350L/m |
Áp lực nước làm
mát định mức |
0.2-0.3 MPa |
Ổ hướng dưới máy
phát |
|
Số lượng séc măng |
8 cái |
Số lượng bộ làm
mát |
1 bộ |
Lưu lương nước làm
mát định mức |
100L/m |
Áp lực nước làm
mát định mức |
0.2-0.3MPa |
Ổ hướng tuabin |
|
Số lượng séc măng |
8 cái |
Số lượng bộ làm
mát |
1 bộ |
Lưu lương nước làm
mát định mức |
30L/m |
Áp lực nước làm
mát định mức |
0.2-0.3MPa |
Bộ chèn trục
tuabin |
|
Lưu lượng nước cho
chèn trục tuabin |
20L/m |
Áp lực nước chèn
định mức |
0.2-0.3MPa |
-
Cấu tạo: Hệ thống nước kỹ thuật được
trang bị cho từng tổ máy cung cấp cho các phụ tải là: Bộ làm mát không khí máy
phát, làm mát ổ cánh hướng, ổ đỡ máy phát, ổ hướng tuabin và bộ chèn trục của
tổ máy .
-
Thành phần của hệ thống bao gồm:
Ø Van và đường ống lấy nước từ
buồng xoắn tổ máy 01 và 02 vào 2 bộ lọc.
Ø 02 bộ lọc ,các van đầu vào van đầu ra van xả khí bộ lọc.
Ø Van điều khiển ,van tay ,các hệ thống đường ống góp chung và các đường
ống dẫn đến các bộ làm mát.
Ø Các đồng hồ áp lực ,lưu lượng ,nhiệt độ để giám sát và cung cấp tín
hiệu cho bảo vệ.
Ø Các van xả, xả nước của hệ thống.
1.1.2
Hệ thống trạm biến áp 110kv
A,
Nhiệm vụ
- Trạm biến áp 110kV NMTĐ Thác
Xăng có nhiệm vụ:
Ø Cung cấp công suất và sản lượng điện cho lưới điện quốc gia 110kV.
Ø Trạm biến áp trung gian của đường dây
110kV Lạng Sơn – Cao Bằng.
Ø Liên lạc về điện giữa các máy phát, máy biến áp Nhà máy với hệ thống
điện quốc gia.
Ø Cấp điện 0,4kV cho hệ thống điện tự dùng toàn Nhà máy
B,
Thông số các thiết bị chính trên TBA
Bảng
1.4 Thông số kỹ thuật chung MCĐZ
STT |
Thông số |
Giá trị |
1 |
Kiểu |
Một pha, kiểu kín,
cách điện bằng SF6, |
2 |
Mã hiệu |
LTB145D1/B |
3 |
Áp lực khí SF6 định mức |
0.5 MPa |
4 |
Áp lực khí SF6 làm việc cao nhất cho phép |
0.8 MPa |
5 |
Áp lực khí SF6 thấp cảnh báo |
0.45 MPa |
6 |
Áp lực khí SF6 thấp khóa mạch thao tác |
0.43 MPa |
7 |
Điện áp định mức |
145 kV |
8 |
Tần số định mức |
50 Hz |
9 |
Dòng điện định mức |
3150 A |
10 |
Dòng điện xung kích |
100 kA peak |
11 |
Dòng điện ngắn mạch chịu đựng được trong 3s |
40 kA/3s |
12 |
Số lần thao tác ở dòng NM định mức |
20 lần |
13 |
Số lần đóng cắt |
>10.000 lần |
14 |
Chu kỳ hoạt động |
O-0.3s-CO-3min-CO |
15 |
Tổng thời gian cắt |
≤ 70ms |
16 |
Tổng thòi gian đóng |
≤ 100ms |
17 |
Bộ truyền động |
kiểu lò xo |
18 |
Điện áp nguồn điện động cơ đóng cắt |
220 VDC |
19 |
Điện áp cuộn đóng và cuộn
cắt |
220 VDC |
20 |
Tiếp điểm phụ |
12NC + 12NO |
C, Thông
số kỹ thuật máy cắt ngăn lộ MBA
Bảng
1.5 Thông số kỹ thuật máy cắt ngăn lộ
STT |
Thông số |
Giá trị |
1 |
Kiểu |
Một pha, kiểu kín,
cách điện bằng SF6, |
2 |
Mã hiệu |
LTB145D1/B |
3 |
Áp lực khí SF6 định mức |
0.7 MPa |
4 |
Áp lực khí SF6 làm việc cao nhất cho phép |
0.9 MPa |
5 |
Áp lực khí SF6 thấp cảnh báo |
0.62 MPa |
6 |
Áp lực khí SF6 thấp khóa mạch thao tác |
0.6 MPa |
7 |
Điện áp định mức |
123 kV |
8 |
Tần số định mức |
50 Hz |
9 |
Dòng điện định mức |
1250 A |
10 |
Dòng điện xung kích |
100 kA peak |
11 |
Dòng điện ngắn mạch chịu đựng được trong 3s |
40 kA/3s |
12 |
Số lần thao tác ở dòng NM định mức |
20 lần |
13 |
Số lần đóng cắt |
>10.000 lần |
14 |
Chu kỳ hoạt động |
O-0.3s-CO-3min-CO |
15 |
Tổng thời gian cắt |
≤ 70ms |
16 |
Tổng thời gian đóng |
≤ 100ms |
17 |
Bộ truyền động |
kiểu lò xo |
18 |
Điện áp nguồn điện động cơ đóng cắt |
220 VDC |
19 |
Điện áp cuộn đóng và cuộn cắt |
220 VDC |
20 |
Tiếp điểm phụ |
12NC + 12NO |
D, Thông
số kỹ thuật dao cách ly đường dây
Bảng
1.6 Thông số kỹ thuật dao cách ly
STT |
Thông số |
Giá trị |
1 |
Kiểu |
Một pha, kiểu kín,
cách điện bằng SF6, |
2 |
Mã hiệu |
LTB145D1/B |
3 |
Áp lực khí SF6 định mức |
0.7 MPa |
4 |
Áp lực khí SF6 làm việc cao nhất cho phép |
0.9 MPa |
5 |
Áp lực khí SF6 thấp cảnh báo |
0.62 MPa |
6 |
Áp lực khí SF6 thấp khóa mạch thao tác |
0.6 MPa |
7 |
Điện áp định mức |
123 kV |
8 |
Tần số định mức |
50 Hz |
9 |
Dòng điện định mức |
1250 A |
10 |
Dòng điện xung kích |
peak |
E, Thông
số dao cách ly ngăn lộ MBA
Bảng
1.7 Thông số kỹ thuật giao cách ly ngăn lộ
STT |
Thông số |
Giá trị |
1 |
Kiểu: |
3 cực, mở ngang,
đặt ngoài trời |
2 |
Thời gian mở, đóng bằng điện |
5s |
3 |
Thời gian mở, đóng bằng tay |
< 8s |
4 |
Dòng điện định mức: |
1250 A. |
|
Điện áp định mức |
115 kV |
5 |
Dòng ngắn mạch chịu đựng |
31.5kA/3s |
6 |
Cơ cấu vận hành. + Lưỡi dao chính và lưỡi tiếp đất hai phía vận hành bằng động cơ, điện áp động cơ 220 VDC + Điện áp điều khiển 220 VDC |
Động cơ. |
7 |
Tuổi thọ vận hành cơ khí. |
|
F, Thông
số CS171,CS173,CS1T1
Bảng
1.8 Thông số CS171, CS173, CS1T1
STT |
Thông số |
Giá trị |
1 |
Kiểu: |
ZnO |
2 |
Điện áp định mức |
96 kV |
3 |
Dòng điện phóng định mức |
10 kA |
4 |
Bộ đếm sét trước khi lắp + CS171: + CS173: + CS1T1: |
8 lần 5 lần lần |
1.2
Cơ cấu tổ chức, vận hành
- Nhà máy thủy
điện Thác Xăng thuộc quyền sở hữu cảu Cty CP Thủy điện Sử Pán 1, được vận hành quản lý
bởi các công nhân của cty. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty được phân công và
phân theo từng cấp bậc như sau:
- Các nhận viên
vận hành nhà máy được chia ra làm 4 kíp.
- Mỗi ngày có 3
ca làm việc, mỗi ca sẽ có 3 người theo khung giờ làm việc như sau:
·
Ca1: Từ 6h00’ đến 14h00’
·
Ca2: Từ 14h00’ đến 22h00’
·
Ca3: Từ 22h00’ đến 6h00’
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CỬA VAN ĐẬP TRÀN TẠI NHÀ
MÁY
2.1
Khái quát chung
- Đập tràn gồm 3 khoảng xả mặt,
mỗi khoang được trang bị một cửa van cung đóng mở bằng 2 xy lanh thủy lực và
một bộ cửa van sửa chữa dung chung cho 3
khoang đóng mở bằng cẩu chục chân dê.
- Hệ thống xả tràn được trang bị
để vận hành xả nước điều tiết mực nước trên hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn cho
công trình hoặc cung cấp nước cho hạ lưu khi lưu lượng qua tổ máy không đảm bảo
mực nước trong hồ nên quá cao qua mưc nước Hmax 185,07m
- Hệ thống xy lanh thủy lực xả
tràn có các nhiệm vụ sau: Nâng, hạ
cửa van đến độ mở bất kì
- Tự nâng cửa van khi bị tụt
xuống 20mm ( so với vị trí đặt);
- Nâng và hạ cửa van bằng cụm bơm tay.
- Các cửa van cung được vận hành
hệ thống độc lập với nhau, được điều khiển từ bảng điều khiển tại chỗ và cung có
thể được điều khiển từ xa từ phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy.
Hình 2.1 Ảnh nâng cửa van xả tràn
Bảng 2.1 Thông số cửa van cung
Tên |
Số lượng |
Đơn vị |
Số cửa van cung |
03 |
Bộ |
Kiểu |
Van cung |
|
Số lượng gối xoay cho mỗi cửa van cung |
02 |
Cái |
Chiều rộng thông thủy |
14.5 |
m |
Chiều cao chắn nước cửa van |
17 |
m |
Bán kính cong cửa van cung |
17.94 |
m |
Cao trình ngưỡng đáy cửa van cung |
166.5 |
m |
Cao trình đỉnh đập tràn |
185.5 |
m |
Cao trình gối xoay cửa van |
176 |
m |
Cao trình đáy cửa van khi mở hoàn toàn, giữ bằng áp lực dầu trong xy lanh thủy lực |
|
m |
Cao trình đáy cửa van khi mở hoàn toàn, giữ bằng chốt khóa
cơ khí |
181.5 |
m |
Cột nước tĩnh tác dụng lên cửa van, ứng với mực nước dâng bình thường ( m cột nước ) |
16.5 |
m |
Tốc độ nâng |
0.7 |
m/ph |
Tốc độ hạ |
0.7 |
m/ph |
Thời gian nâng |
22 |
ph |
Thời gian hạ |
22 |
ph |
2.2
Cấu tạo cửa van cung
2.2.1
Cửa
đập
- Kết cấu van cung là kết cấu hàn
bao gồm các dầm đỡ, dầm chính và tôn bưng. Bán kính phía trong của tôn bưng R=16.5m, tâm cong
của tôn bưng trùng với tâm quay của van.
- Áp lực thủy tĩnh tác dụng lên
van được truyền qua các dầm chính đến càng van và gối xoay, cấu tạo của càng
van bao gồm các dầm tổ hợp chữ I, càng van nằm nghiêng và nối với gối xoay bằng
các bu long. Độ cứng của càng van được đảm bảo bằng các loại thép cán chữ U và thép góc khác.
- Gioăng làm kín nước được bố trí
ở phí có áp. Gioăng làm kín phía sườn được làm bằng cao su có biên dạng đặc
biệt, gioăng làm kín mặt đáy bằng cao su tấm, kẹp chặt gioăng cao su làm kín
bằng các tấm kẹp và bu lông. Sự xê dịch theo chiều ngang được hạn chế bởi bánh xe cữ phía sườn.
- Tải trọng tác dụng lên các cửa
van cung sẽ truyền qua gối xoay van cung vào tường bên và trụ pin bê tông.
Hình 2.2 Cửa
van cung
2.2.2
Khe cửa van
-
Các khe van cung chịu các lực phản hồi
tại các mép cửa van, bề mặt phẳng cho các gioăng của cửa van và các bánh xe dẫn
hướng vận hành nhẹ nhàng, kín nước và bảo vệ phần bê tong. Trên khe đươc hàn
một dải thép không gỉ làm đường trượt cho cao su chắn nước và bánh xe dẫn hướng
hai bên cửa van.
Hình
2.3 Khe
van cung và bánh xe dẫn hướng
2.2.3
Cơ cấu chấp hành
-
Ba cửa van cung đập tràn được trang bị
một cơ cấu vận hành gồm: 06 xy lanh thủy lực, một trạm cấp dầu áp lực, đồng bộ
với bảng điều khiển tại chỗ, đường ống dầu bằng thép không gỉ và phụ kiện.
2.2.4
Xy lanh
-
Xy lanh thủy lực là loại tác dụng 1
chiều, bề mặt của các xy lanh thủy lực được gia công mài nhẵn, cố xy lanh có
các gioăng chịu áp lực cao. Ổ xoay của các xy lanh được bố trí tại điểm giữa 2
đầy xy lanh, trên cần xy lanh có ổ bac loại tự bôi trơn. Ổ xoay của mỗi xy lanh
thủy lực được liên kết bằng bu long với các khung dầm công son.
2.3
Hệ thống điều khiển thủy lực
-
Ba cửa van được cung cấp bởi 1 hệ thống
cấp dầu áp lực, mỗi hệ thống cấp dầu bao gồm: 03 bơm dầu kiểu bánh rang, 01 bơm
tay, 01 bể chứa dầu vận hành 4m khối, thiết bị lọc dầu, các van phân phối, van
an toàn, van kiểm tra, van một chiều, áp kế và các tủ bảng điều khiển tại chỗ.
-
Cơ cấu chị thụ vị trí cưa van : Hệ thống được trang bị một màn hình
tên mặt tủ chỉ thị vị trí để theo dõ được vị trí của cửa van. Đổ mở cửa van
được hiện trên màn hình HMI KTP600.
-
Cơ cấu chốt khóa cơ khí: Mỗi cửa van cung được
trang bị 02 bộ cơ cấu chốt khóa cơ khí để treo cửa van ở cao trình khi mở hoàn
toàn, phục vụ cho việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng cửa van. Cơ cấu khóa cơ
khí bố trí trên trụ pin cao trình 185.00m là loại cơ cấu trục vít, vận hành
bằng tay .
Hình 2.4 Sơ
Đồ Thuỷ Lực
Hình
2.5 Chốt khoá cơ khí khi nâng cửa sửa chữa
2.4
Thông số kỹ thuật
2.4.2 Cơ cấu vận hành
Bảng
2.2 Cơ cấu vận hành
Tên |
Số lượng |
Đơn vị |
Kiểu cơ cấu vận hành |
XL thủy lực |
|
Số bộ cơ cấu vận hành thủy lực |
01 |
Bộ |
Số lượng xy lanh(XL) thủy lực của một bộ cơ cấu vận hành thủy lực |
06 |
Chiếc |
Cao trình lắp đặt gối xoay của XL |
176 |
m |
Lực nâng |
2x185 |
Tấn |
Lực giữ |
2x120 |
Tấn |
Đường kính trong XL |
420 |
mm |
Đường kính cần piston |
200 |
mm |
Hành trình toàn bộ XL |
7.7 |
m |
Hành trình làm việc XL |
7.3 |
m |
Khối lượng XL |
2x8.8 |
Tấn |
2.4.3 Hệ thống cấp dầu thủy lực
Bảng
2.3 Hệ thống cấp dầu thủy lực
Tên |
Số lượng |
Đơn vị |
Bơm loại |
Piston |
|
Công suât |
30 |
kW |
Tốc độ quay của động cơ |
1175 |
V/ph |
Số lượng |
3 |
Cái |
Lưu lượng định mức |
50.5 |
L/ph |
Lưu lượng làm việc |
43 |
CC/vòng |
2.4.4 Thông số thùng dầu
Bảng
2.4 Thông số dầu
Tên |
Số lượng |
Đơn vị |
Thể tích dầu thủy lực định mức |
2400 |
Lít |
Thể tích dầu thủy lực vận hành |
2000 |
Lít |
Kích thước |
2.2x1.8x1 |
m |
Dầu thủy lực |
Dầu khoáng |
ISOVG46 |
Nhiệt độ làm việc max |
60 |
Độ C |
2.5
Nguyên lý làm việc
- Các chế độ vận hành: Hệ thống nâng hạ thủy lực cửa xả tràn có thể được
điều khiển ở các chế độ sau:
Ø Chế độ tại chỗ( Local).
Ø Tại chỗ tự động.
Ø Tại chỗ bằng tay.
Ø Chế độ từ xa (remote).
Ø Chế độ bơm tay.
- Việc lựa chọn chế độ tại chỗ, từ xa được thực hiện bằng khóa SA1 (Local/ Remote) lặp đặt ở mặt trước của
tủ điều khiển.
2.5.2
Chế độ điều khiển tại chỗ
- Ở chế độ này, khóa SA1 ở vị trí “Local”. Việc mở, đóng và dừng cửa được
điều khiển tự động theo lệnh điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm gửi đến
tủ điều khiển tại chỗ cao trình 185m.
2.5.3
Chế độ điều khiển từ xa
- Khóa SA1 được đặt ở vị trí “ Remote”, ở chế độ này hệ thống được điều
khiển tự động theo lệnh điều khiển từ phòng trung tâm gửi đến tử điều khiển tại
chỗ trình cao 185m.
2.5.4
Chế độ bơm tay
- Bơm tay được sử dụng trong trường hợp mất điện hoàn toàn tại cửa nhận
nước và trong quá trình sửa chữa và chỉnh xy lanh vào vị trí lắp ráp.
2.5.5 Nguyên
lý làm việc của hệ thống
- Dựa vào bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống máy nâng thủy lực cửa xả tràn.
A, Nâng cửa van
- Khi có lệnh “Nâng cửa van”, lúc này bơm khởi động chạy không tải, dầu
qua bộ lọc L về bể xả. Sau khoảng thời gian chạy không tải rơ le thời gian cấp
điện cho van điện từ YV1 của van xả tải D52 ngăn không cho dầu về bể
xả và cuộn điện từ *YV3 của van phân phối thủy lực *D57 dịch cụm van
sang bên trái, lúc này áp lực dầu được tăng lên dần. Dầu từ máy bơm sẽ đi qua
các van chức năng: Van 1 chiều *D51A(B), qua van tay*D56,
van phân phối điện thủy lực *D57, qua khối cầu van ổn tốc *D510,
van *D512A(B), qua ông mềm, rồi qua van *D517A(B), qua
ống mềm *D519A(B), *D520A(B) đi vào khoang dưới của xi
lanh. Đồng thời dầu từ khoang trên của xy lanh qua van tay *D522A(B),
van cầu *D523A(B), van 1 chiều *D54, van 1 chiều *D56
rồi qua bộ lọc *L về bể xả làm cho cửa van được nâng lên. Khi cửa van tới vị
trí đã đặt sẽ tiến hành cắt điện van điện từ YV1 và YV3, cửa được giữ ở vị trí
trên.
- Cửa van được giữ ở vị trí mở nhờ lượng dầu trong hai khoang trên và
dưới của hai xy lanh. Khi cửa van tụt xuống 20mm so với vị trí đặt nhờ hệ thống
điều khiển sẽ tự động chạy bơm dầu để lặp lại quá trình nâng cửa van đến vị trí
đặt.
- Nếu nâng cửa van trong thời gian dài hoặc để sửa chữa ta sẽ tiến hành
chốt cửa van.
B, Hạ cửa van
- Khi có lệnh “Hạ cửa van”, lúc này bơm khởi động chạy không tải, dầu qua
bộ lọc L về bể xả. Sau khoảng thời gian chạy không tải rơ le thời gian cấp điện
cho van điện từ YV1 của cuộn van điện từ C và cuộn điện từ *YV2 của van phân
phối thủy lực *D58 ngăn không cho dầu về bể xả, lúc này áp lực dầu
được tăng lên dần. Dầu từ bơ qua van phân phối chính *D58, van *D513,
van *D518A(B) đi mở van một chiều có điều khiển *D520A(B).
Nhờ tự tọng của cửa van dầu từ khoang dưới qua van *D519A(B), rồi
qua van một chiều có điều khiển *D520A(B), van *D517A(B),
van *D512A(B), qua van tiết lưu *D510A(B), qua A-T của
van *D58, qua van *D57 vòng lên *D523, qua van
tay *D522A(B), vào khoang trên của xy lanh tạo thành mạch tái sinh
dầu chảy từ khoang dưới lên khoang trên. Dầu do bơm cung cấp ngoài việc tạo áp
mở van một chiều điều khiển, phần còn lại bổ sung từ thùng dầu qua van một
chiều tự hút *D524, cửa van được hạ xuống. Tốc độ hạ điều khiển bằng
cách điều chỉnh van tiết lư *D510A(B). Áp suất mở van một chiều có
điều khiển *D520A(B) được giới hạn 5 Mpa nhờ van *D58.
Khi cửa van hạ xuống vị trí đã đặt sẽ cắt điện van đoenẹ từ *YV1 và *YV2, cửa
van sẽ được giữ ở vị trí đó.
C, Nâng hạ cửa bằng bơm tay
- Khi mất nguồn điều khiển, nguồn lực thì việc nâng hạ cửa van vẫn có thể
thực hiện bằng bơm tay. Các van *D514A(B) để mở và *D515A(B)
để đóng. Dùng bơm tay M2 bơm dầu điều khiển mở van 1 chiều có điều khiển hay
cấp dầu vào khoang dưới xi lanh. Khi đó đường dầu vào ra 2 khoang cũng tương tự
như trên.
D, Chế độ đồng bộ của
2 xy lanh
- Trong quá trùnh nâng, hạ cửa van cung. Khi mất cân bằng trên 2 xi lanh
(Do kẹt, ma sát hai bên van cung không đều nhau,..) Khi đó để đồng bộ cho hai
xi lanh, hệ thống thủy lực được trang bị hai cảm biến áp lực gắn trên đường ống
dầu, hai cảm biến này đưa tín hiệu đến hai cuộn van *D510 để điều
chỉnh được lưu lượng để đảm bảo cho hai xi lanh làm việc đồng bộ.
- Hệ Thống Tủ Điều Khiển Của 1 Trạm Bơm
Dầu.
Ø MCCB1: Aptomat cấp nguồn xoay chiều 3 pha.
Ø MCCB2: Aptomat cấp nguồn cho động cơ bơm dầu M1.
Ø MCCB3: Aptomat cấp nguồn cho động cơ bơm dầu M2.
Ø MCCB4: Aptomat cấp nguồn cho động cơ bơm dầu M3.
Ø MCB5: Nguồn điều khiển.
Ø Khóa SA1: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển tại chỗ hoặc từ xa.
Ø Khóa SA2: Công tắc chọn chế độ điều khiển tại tủ tại chổ (bằng tay tại
chỗ và tự động tại chỗ).
Ø Khóa SA3: Công tắc lựa chọn bơm dầu 12 hoặc bơm dầu 23, hoặc bơm dầu 31.
Ø Khóa SA4: Công tắc chọn cửa được điều khiển.
Ø
Khóa SA5: Công tắc điều chỉnh cân
bằng cửa (CL1 là xilanh phía bên trái cửa cung nhìn từ phía hạ lưu, CL2 là
xilanh phía bên phải cửa cung nhìn từ phía hạ
lưu).
Hình
2.6 Nút điều khiển thực tế tại NMTDT
- Các nút ấn:
Ø Nút ES: Nút dừng khẩn cấp.
Ø Nút BT2: Nút ấn chạy bơm dầu.
Ø Nút BT1: Nút ấn dừng bơm dầu.
Ø Nút BT3: Nút ấn dừng cửa.
Ø Nút BT4: Nút ấn nâng cửa.
Ø Nút BT5: Nút ấn hạ cửa.
Ø Nút BT6: Nút ấn kiểm tra đèn tín hiệu.
Ø Nút BT7: Nút ấn giải trừ còi báo lỗi hệ thống.
- Các đồng hồ hiển thị:
Ø AM1: Đồng hồ đo dòng điện của động cơ bơm dầu để giám sát dòng của động
cơ bơm dầu trong quá trình hoạt động của hệ
thống.
Ø V: Đồng hồ đo điện áp.
Hình
2.7 Đồng hồ hiện thị của tủ điều khiển tại NMTĐTX
- Các đèn hiển thị:
Ø L1: Đèn báo trạng thái điều khiển từ
xa.
Ø L2: Đèn báo trạng thái điều khiển tại
chỗ.
Ø L3: Đèn báo trạng thái điều khiển tự
động.
Ø L4: Đèn báo trạng thái điều khiển bằng
tay.
Ø L5: Đèn báo trạng thái cửa 1 mở hết.
Ø L6: Đèn báo trạng thái cửa 1 đóng hết.
Ø L7: Đèn báo trạng thái cửa 2 mở hết.
Ø L8: Đèn báo trạng thái cửa 2 đóng hết.
Ø L9: Đèn cảnh báo trạng thái cửa 3 mở
hết.
Ø L10: Đèn cảnh báo trạng thái cửa 3 đóng hết.
Ø L11: Đèn cảnh báo động cơ 1 quá tải.
Ø L12:Đèn cảnh báo động cơ 2 quá tải.
Ø L13: Đèn cảnh báo đọng cơ 3 quá tải.
Ø L14: Đèn báo trạng thái động cơ 1 đang
chạy.
Ø L15: Đèn báo trạng thái động cơ 2 đang
chạy.
Ø L16: Đèn báo trạng thái động cơ 3 đang
chạy.
Ø L17: Đèn báo trạng thái cửa 1 đang mở.
Ø L18: Đèn báo trạng thái cửa 1 đang đóng.
Ø L19: Đèn báo trạng thái cửa 2 đang mở.
Ø L20: Đèn báo trạng thái cửa 2 đang đóng.
Ø L21: Đèn báo trạng thái cửa 3 đang đóng.
Ø L22: Đèn báo trạng thái cửa 3 đang đóng
Bảng
2.5 Chi tiết cho đèn trên panel điều khiển cửa
Từ
xa |
Tự
động |
Bơm
1 đang chạy |
Bơm
2 đang chạy |
Bơm
3 đang chạy |
Cửa
1 đang mở |
Cửa
2 đang mở |
Cửa
3 đang mở |
Cửa
1 mở hết |
Cửa
2 mở hết |
Cửa
3 mở hết |
Tại
chỗ |
Bằng
tay |
Bơm
1 quá tải |
Bơm
2 quá tải |
Bơm
3 quá tải |
Cửa
1 đang đóng |
Cửa
2 đang đóng |
Cửa
3 đang đóng |
Cửa
1 đóng hết |
Cửa
2 đóng hết |
Cửa
3 đóng hết |
ĐÈN
ĐỎ |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
ĐỎ ĐÈN XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
ĐỎ |
ĐÈN
ĐỎ |
ĐÈN
ĐỎ |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
ĐÈN
XANH |
- Cơ cấu chỉ thị vị trí cửa van: Hệ thống được trang bị
các thiết bị chỉ thị vị trí cho phép theo dõi vị trí cửa van từ tủ điều khiển.
- Cơ cấu chỉ thị vị trí là loại cảm biến chỉ báo theo độ mở, phát tín
hiệu có dòng 4 ÷ 20mA.
- Các đồng hồ hiển thị vị trí cửa van lắp đặt trên tủ điều khiển.
2.5.6
Quy Trình Vận Hành
- Chế độ vận hành hệ thống nâng hạ thủy lực: Trong vận hành, hệ thống
nâng hạ thuỷ lực cửa van xả mặt được vận hành ở chế độ “từ xa” hoặc "tự
động tại chỗ".
- Chế độ vận hành hệ thống nâng hạ thuỷ lực cửa van xả mặt "Bằng tay
tại chỗ" chỉ được thực hiện khi kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh và xử lý
sự cố.
- Hệ thống "Sẵn sàng làm việc" là hệ thống phải có đầy đủ các
điều kiện sau:
Ø
Các thiết bị phải được lắp đặt
hoàn hảo theo sơ đồ, hệ thống đã được đăng ký đưa vào làm việc.
Ø
Nguồn điện cấp cho hệ thống phải
đảm bảo, các aptomat MCCB1, MCCB2, MCCB3, MCCB4 , MCB5 ở trạng thái đóng.
Ø
Các đèn tín hiệu phải chỉ thị đúng
trạng thái tương ứng, không có tín hiệu bất thường.
Ø
Các động cơ bơm dầu ở tình trạng
làm việc tốt, quay đúng chiều mũi tên ghi trên vỏ và cách điện đảm bảo.
Ø
Mức dầu trong bể nằm trong khoảng
30% - 85%.
Ø
Nhiệt độ, màu dầu đảm bảo.
Ø
Không có hiện tượng nứt vỡ, rò rỉ
trên đường ống và các đầu nối hoặc trên các mặt bích.
Ø
Các van tay thường đóng và thường mở ở đúng phương thức làm việc
- Nâng cửa van ở chế độ
"Bằng tay tại chỗ":
Ø Kiểm tra, thao tác đưa hệ thống về trạng thái "sẵn sàng làm việc".
Ø Đặt SA1 lựa chọn chế độ “Tại chỗ”.
Ø Đặt SA3 lựa chọn chế độ “ bằng tay”.
Ø Đặt khóa SA3 chọn bơm 12 hoặc bơm 23 hoặc bơm 31.
Ø Đặt khóa SA4 chọn cửa cần nâng.
Ø Ấn BT4 dể nâng cửa và bơm tự động chạy.
Ø Giám sát hệ thống làm việc trên tủ điều khiển tại chỗ.
v Nếu nâng cửa van hoàn toàn cảm biến mở hết sẽ chỉ báo vị trí, người vận
hành cần quan sát các đèn chỉ báo và căn cứ vào thực tế hoạt động của hệ thống
để đưa ra các lệnh điều khiển phù hợp.
Ø Ấn BT3 dừng cửa và bơm.
v Khi cửa van nâng lên đến vị trí trên cùng tiến hành chốt cửa van, trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện cửa bị
nghiêng lệch, thì cảm biến áp lực nằm trên đường ống sẽ điều chỉnh lưu lượng để
tự cân bằng cửa van
- Hạ cửa van ở chế độ "Tự
động tại chỗ":
Ø Kiểm tra, thao tác đưa hệ thống về trạng thái "sẵn sàng làm
việc" .
Ø Kiểm tra chốt đang mở, nếu chưa mở thì thao tác mở chốt.
Ø Trên màn hình KTP600 nhấn vào ô “Vị trí cài”, sẽ xuất hiện bảng nhập
thông số.
Ø Nhập giá trị độ mở cửa theo bảng cài đặt.
Ø Đặt SA1 ở vị trí “Tại chỗ”.
Ø Đặt SA2 ở vị trí "Tự động".
Ø Hệ thống sẽ tự khởi động để đưa cửa đến vị trí đã cài đặt. Sau khi cửa
về vị trí đã cài đặt bơm dầu cũng tự động dừng.
v Lưu ý: Ở chế độ này, khi ấn nút dừng ES cửa van sẽ dừng ở bất kỳ độ mở
nào.
v Trường hợp người vận hành nhập vào vị trí nằm ngoài khoảng hoạt động
của hệ thống (lớn hơn giá trị khi mở hết cửa hoặc nhỏ hơn giá trị khi đóng hết
cửa) thì hệ thống sẽ khởi động đưa cửa đến vị trí đóng hết (trường hợp giá trị
cài đặt nhỏ hơn giá trị khi cửa đóng hết) hoặc vị trí mở hết (trường hợp giá
trị cài đặt lớn hơn giá trị khi cửa mở hết) và dừng lại.
- Hạ cửa van ở chế độ "Từ
xa":
Ø Kiểm tra, thao tác đưa hệ thống về trạng thái "sẵn sàng làm việc".
Ø Kiểm tra chốt đang mở, nếu chưa mở thì thao tác mở chốt.
Ø Đặt SA1 ở vị trí "Từ xa".
Ø Toàn bộ hoạt động điều khiển tại chỗ (trừ dừng khẩn cấp) sẽ bị khoá.
Bảng
2.6Các hư hỏng thường gặp , nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện
tượng |
Nguyên
nhân |
Biện
pháp khắc phục |
1. Không có áp, không có dầu cung cấp, bơm không hút. |
Chiều quay động cơ sai Đường ống cung cấp dầu bị rò rỉ. Dầu có độ nhớt quá cao hoặc quá
lạnh Van không tải không làm việc |
Đọc hướng dẫn vận hành, đổi chiều quay động cơ. Xiết chặt lại các khớp nối, kiểm
tra đệm làm kín. Thay dầu có độ nhớt phù hợp với nhiệt độ làm việc Thay thế van không tải |
2. Dầu chỉ được cung cấp trong thời gian ngắn, sau đó ngừng.
Việc cung cấp bị ngắt mặc dù động cơ vẫn làm
việc. |
Thiếu dầu Đường ống hút bị dò rỉ. Khớp nối
bị hỏng. Trục bơm bị gãy. Áp suất phản hồi ở bơm quá lớn,
tức là lưu lượng cung cấp = lưu
lượng dầu rò rỉ (rò bên trong hoặc bên ngoài) vì vậy bơm vẫn sinh ra áp suất
nhưng không cung cấp dầu |
Đổ thêm dầu Xem hư hỏng 1 Thay
khớp nối. Gửi đến sửa chữa ở nơi sản suất. Giảm áp suất quy định cho máy.
Kiểm tra độ nhớt dầu thuỷ lực. |
3. Bơm cung cấp dầu, nhưng không
đạt áp suất yêu cầu. Không có áp suất (trừ một vài bar) do sức cản dòng dầu thuỷ lực trong hệ thống. |
Van xả ở vị trí mở Van áp suất
hỏng Chỉ thị áp suất hỏng Mặt côn, bề mặt làm việc của van
giảm áp, van phân phối,...bị mòn.
Gioăng phớt làm kín bị mòn hoặc bị rách, |
Kiểm tra hoạt động van xả. Nếu
cần thiết phải thay thế. Kiểm tra hoặc thay mới. Kiểm tra hoặc thay đòng hồ áp
suất Kiểm tra hoặc thay mới nếu bị mòn
hoặc rách. |
4. Khi vận hành có tiếng ồn lớn
của không khí |
Có không khí trong đường ống hút Đầu ống hút không được nhúng
ngập trong dầu. Phớt chặn dầu trên trục bị hỏng |
Xiết chặt các khớp nối ống. Đổ
thêm dầu cho đủ Thay mới và nếu cần thiết diện
tích tiếp xúc với phớt trên trục. |
5. Khi không điều khiển cửa van
tự tụt dần xuống |
Van khoá bị hỏng |
Kiểm tra phớt, lò xo trong van
khoá |
6. Áp suất chỉ thị trên đồng hồ
áp suất lên quá giá trị quy định |
Van an toàn bị hỏng |
Kiểm tra điều chỉnh lại áp suất
xả của van. Nếu vẫn không được thì cần phải thay mới van an toàn |
7. Không điều chỉnh được tốc độ
của cửa van |
Hỏng van điều chỉnh lưu lượng |
Kiểm tra hoặc thay mới van điều
chỉnh lưu lượng. |
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN CỬA
VAN CUNG
3.1
Mục tiêu
Dựa vào quá trình thực tập tại Nhà Máy Thủy Điện Thác Xăng,
Chúng em đã tìm hiểu kết cấu cũng như quy trình vận hành của 3 cửa
xả van cung. Dựa vào những gì đã được tìm hiểu thực tế. Chúng em
đưa ra bài toàn thiết kế mô hình cửa van cung nhằm mô phỏng lại hệ thống 1 cửa van. Mô
hình này sử dụng 1 cửa để mô phỏng quá trình nâng , hạ cửa van.
Tiếp theo là xây dựng hệ thống điều khiển, hệ thống giám sát quá
trình vận hành của cửa van tại Nhà Máy Thủy Điện
3.2
Thiết kế cơ khí của mô hình
3.2.1
Khái quát chung
- Kết cấu
cửa van cung gồm dầm đỡ ,dầm chính và
tôn bưng . Bán kính phía trong của tôn bưng R=44cm,tâm cong của tôn bưng trùng
với tâm quay của van.
- Bản vẽ thiết
kế:
Hình
3.1 Bản vẽ thiết kế cơ khí cửa van cung
- Các thông số của mô hình:
Ø Số cửa van : 1
Ø Kiểu : Van cung
Ø Số lượng gối xoay: 2
Ø Chiều rộng thông thủy: 48.35 cm
Ø Chiều cao thông thủy : 51.5cm
Ø Bán kính cong : 44cm
Ø Cao trình gối xoay: 26cm
Hình
3.2 Ảnh hoàn thiện của mô hình
3.2.2
Bộ phận cửa đập
A, Bộ phận càng
- Càng là bộ phận nhận áp lực từ
dầm chính truyền vào cối quay (trục quay) cửa. Kết cấu càng có dạng phẳng và
dạng không gian. Bố trí càng có thể thẳng góc với dầm chính, hoặc bố trí xiên
góc với dầm chính.
- Kết luận: do mô hình thu nhỏ
nên em bố trí càng thẳng góc với dầm chính.
Hình 3.3 Càng
cửa van cung
B, Dầm chính
- Cửa cung trên mặt thường cấu
tạo 2 dầm chính chịu lực đều nhau. Kết cấu dầm chính có dạng đặc và dạng giàn.
Dạng đặc thường là thép chữ I, T hoặc thép tấm ghép thành.
- Dầm đỡ phía sau có hình dạng
giàn cùng với dầm chính tạo cho cửa có kết cấu không gian chịu xoắn tốt. Dầm đỡ
đứng hợp thành do bộ phận của dầm chính, khung đứng và các thanh xiên.
Hình 3.4 Dầm đỡ cửa van
C, Khe cửa van
- Các khe van cung chịu các lực
phản hồi tại các mép cửa van, bề mặt phẳng cho các gioăng của cửa van và các
bánh xe dẫn hướng vận hành nhẹ nhàng, kín nước và bảo vệ phần bê tông. Trên khe
đươc hàn một dải thép không gỉ làm đường trượt cho cao su chắn nước và bánh xe
dẫn hướng hai bên cửa van.
- Kết luận : Tuy nhiên tại mô
hình thực hiện – khe van cung sẽ được giản ước bởi khe cung trong
tường gỗ với bán kính trong R = 0.44m.
Hình 3.5 Khe
cửa thực tế tại mô hình
D, Trục quay
- Trục quay được cố định bằng bu lông. Trục và đế cối nhận
toàn bộ áp lực nước và trọng lượng bản thân cửa truyền vào trụ pin. Đế cối cửa
van được cố định vào trụ pin nhờ các bu lông. Khi thiết kế cần chú ý việc bố
trí các bu lông này sao cho để thay thế khi sửa chữa.
Hình 3.6 Trục
quay tại mô hình
E, Vòng bi
- Để nâng (hạ) ở trục quay được gắn thêm vòng bi.
- Vòng Bi Trục 8mm 8x16x5 là vòng bi (bạc đạn) trục 8mm.
- Sử dụng chung với thanh trục hoặc motor trục 8mm.
v Thông
số kỹ thuật:
ü Vật liệu: Hợp kim.
ü Đường kính ngoài: 16mm.
ü Đường kính lỗ: 8mm.
ü Chiều dày:5mm.
ü Cân nặng: <10g.
Hình 3.7 Vòng
bi
3.2.3
Vai, thân cửa đập
· Thân đập cấu tạo trên mô hình thực hiện bằng gỗ độ dày 1.8cm
Ø Chiều cao 68cm
Ø Chiều rộng 60 cm
Ø Bề rộng thông thủy : 48 cm
Hình 3.8 Bản vẽ vai
đập và vị trí các chốt treo
3.3
Cấu trúc điều khiển và lựa chọn phần tử cho hệ thống điều khiển
3.3.1
Cấu trúc điều khiển
Hình 3.9 Cấu trúc điều khiển
hệ thống cửa van
Giải thích
cấu trúc điều khiển: Khi nhận tín hiệu điều khiển từ đầu vào. Tín
hiệu sẽ được truyền tới bộ điều khiển trung tâm. Sau khi nhận tín
hiệu điều khiển, Bộ điều khiển trung tâm thực hiện các lệnh điều
khiển đưa tín hiệu ra thực hiện điều khiển cho thiết bị chấp hành.
Quá trình thực hiện được giám sát tại màn hình hiển thị.
- Tín hiệu đầu vào cần xác định:
· Cảm biến xác định độ mở.
· Cảm biến giới hạn hành trình chuyển động của
van.
- Tín hiệu đầu ra cần xác định:
· Cần điều khiển cho xilanh nâng hạ.
· Các tín hiệu của đèn.
3.3.2 Giải
pháp lựa chọn các thiết bị đầu vào
a , Chọn cảm biến xác
định giới hạn cửa van cung
Chức năng:
- Dùng để xác định được độ
mở khi thực hiện
thao tác nâng hạ cửa, và xác định vị trí cao trình của cửa van trong
quá trình thao tác
- Xác định hành trình tránh va đập ,vượt quá hành
trình gây phá hủy kết cấu van.
Lựa chọn cảm biến tiệm cận :
-
Cảm biến tiện cận
LJ12A3-4-Z/EX dùng để xác định vị trí cao trình nâng hạ cửa.
-
Vị trí lắp
đặt trên thành vai đập gần tâm quay của trục.Trên càng gần tâm quay có gắn 1
thanh kim loại, khi cửa nâng lên cảm biến gặp thanh kim loại sẽ dừng và ngược
lại.( Vị trí tại 3.10)
Hình 3.10 Cảm biến
tiện cận LJ12A3-4-Z/EX
·
Thông số kỹ thuật:
Ø Loại cảm biến : PNP,ngõ ra NO thường hở.
Ø Khoảng cách phát hiện : 8mm ± 10%.
Ø Điện áp một chiều 12-24V.
b , Chọn cảm biến xác định độ mở
Chức năng
+ Đo góc quay của
càng và bán kính quay của càng.Từ đó ta xác định được độ mở cửa cửa.
Lựa chọn Ecorder :
+ Ecorder E6B2-CWZ6C dùng để đo độ mở khi thực hiện thao tác nâng
hạ cửa.
Vị trí lắp đặt
:Encoder được bố trí lặp đặt tại vị trí trục quay của càng.(Được đánh dấu ô
vuông tại hình 3.11)
Hình 3.11 Ecorder
E6B2-CWZ6C
Ø Model: Omron E6B2-CWZ6C 1000 p/r.
Ø Điện áp sử dụng: 5~24VDC.
Ø Dòng tiêu thụ: max 80mA.
Ø Số xung: 1000 xung / 1 vòng (1000 p/r).
Ø Số kênh xung: 3 kênh xung riêng biệt A, B, Z.
Ø Tần số đáp ứng tối đa: 100Khz.
Ø Dạng ngõ ra xung: NPN cực thu hở (cần mắc trở treo lên VCC để tạo mức
cao (High)).
Ø Đường kính trục: 6mm.
Ø Đường kính thân: 40mm
3.3.3 , Lựa chọn
thiết bị tín hiệu đầu ra
a Lựa chọn thiết bị nâng hạ cửa van
-Chức năng: Dùng để
thực hiện các lệnh điều khiển từ bộ điều khiển trung tâm nhằm đạt
được mục tiêu bài toán đề ra.
-
Lựa chọn thiết bị: Xy lanh
Movis A300100 – dùng để thực hiện quá trình nâng hạ cửa khi nhận tín
hiệu điều khiển.
-
Vị trí lắp
đặt:Một điểm được gắn trên vai đập ,điểm còn lại được gắn lên cửa van.(xilanh
được đặt như trên hình 3.12 khoanh ô vuông)
Hình 3.12 Xi lanh
Movis A300100
·
Thông số kỹ thuật:
Ø Hành trình :200mm.
Ø Tải trọng : 1000N.
Ø Tốc độ : 12mm/s.
Ø Tần suất hoạt động : 10%
b Lựa chọn role
-
Chức năng
:chuyển mạch tín hiệu điều khiển.
-
Lựa chọn thiết bị rơ le: Rơle
trung gian LY2N-J 8 và 14 chân
Hình 3.13 Role trung
gian 8 – 14 chân
·
Thông số kỹ thuật:
Ø Hợp kim Ag.
Ø 110 VAC 10 A (Tải điện trở) .
Ø 110 VAC 7.5 A (Tải trọng cảm ứng (cos φ =
0.4)) .
Ø 24 VDC 10 A (Tải điện trở) .
Ø 24 VDC 5 A (Tải trọng cảm ứng (L / R = 7 ms)).
Ø Xấp xỉ. 40 g.
c Thiết bị phụ tải
v Thiết bị đóng cắt:
Chức năng: Dùng để đóng ngắn mạch
điện
-
Lựa chọn thiết bị: Aptomat MCB
LS dùng để bảo vệ cho mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp,
truyền công suất ngược. Ngoài ra còn được dùng để đóng mở cho mạch điện thường
xuyên không đóng mở. Khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải thì Aptomat
sẽ cắt cả ba pha, tránh được chế độ công tác hai pha.
Hình 3.14 Aptomat MCB LS
·
Thông số kỹ thuật:
Ø Type: CB.
Ø Số cực: 2 cực.
Ø Dòng định mức: 10A.
Ø Dòng cắt: 6Ka
-
Lựa chọn
thiết bị: Bộ nguồn Keyence MS2-H150 : dùng để chuyển
đổi nguồn điện từ 220v xuống 24v sử dụng cho mạch điều khiển.
Hình 3.15 Bộ nguồn
Keyence MS2-H150
·
Thông số kỹ thuật:
Ø Mẫu: MS2-H150.
Ø Điều kiện ngõ vào: 100 đến 240 VAC .
Ø Tần số định mức: 50/60 Hz.
Ø Dòng điện ngõ vào (100/200VAC).
Ø Cực đại: 2.2/1.1A.
Ø Hiệu suất (100/200VAC).
Ø Loại 82/85%(tải 100%).
Ø Dòng dò ( 100/200VAC).
Ø Cực đại: 25/50A ( tải 100%, khởi động tại mức 250C).
Ø Điện áp ngõ ra định mức: 24 VDC.
Ø Phạm vi điện áp có thể điều chỉnh: 5%.
Ø Dòng điện ngõ ra định mức: 6.5A.
Ø Độ gợn/Điện áp tạp nhiễm
v Các nút bấm, đèn trạng thái: Dùng để hiện trạng thái hoạt
động và thực hiện các hoạt động điều khiển.
-
Lựa chọn thiết bị : Nút dừng
khẩn cấp, đèn tín hiệu , công tắc 2 vị trí, nút nhấn.
3.3.4 Lựa chọn bộ điều khiển trung tâm
Chức năng: Dùng để thực hiện quá
trình điều khiển khi nhận được tín hiệu điều khiển đầu vào và xuất tín hiệu đầu ra.
Do yêu cầu công nghệ của hệ thống ta cần:
- 4 đầu vào số ( Digital Input) :, hai công tắc
hành trình , một encoder .
- 2 đầu ra số (Digital Output): cho xilanh điện
Lựa chọn thiết bị : Sử dụng
S7- 1200 CPU 1214C DC/DC/DC có 14 đầu vào số (Digital Input) và 10 đầu ra số
(Digital Output ).
Hình 3.16 PLC S7-1200
CPU 1214C DC/DC/DC
·
Thông số kỹ thuật :
Ø Điện áp nguồn: DC24V.
Ø Số ngõ vào: 14 In DC.
Ø Số ngõ ra: 10 Out DC.
Ø Analog Input: 2 x 0-10VDC.
Ø Kích thước: 110 x 100 x 75mm
3.4
Thiết kế sơ đồ điều khiển
- Sơ đồ điện điều khiển:
Hình
4.17 Sơ Đồ Điều Khiển
Hình
4.18 Sơ Đồ Đèn Báo
Hình
4.19 Sơ Đồ PLC Input
Hình
4.20 Sơ Đồ PLC
-
Giải thích sơ đồ điều khiển:
Nguồn cấp vào cho mô hình là 220v đi qua Aptomat cấp
điện cho bộ nguồn Keyence chuyển đổi dòng điện xuống 24v cấp nguồn
cho hệ thống điều khiển .(Tại hình 4.17)
- Giải thích cảm biến tiệm cận: Khi cửa
được nâng hết sẽ gặp cảm biến tiện cận trên. Khi đó R7 sẽ được cấp điện (tại 4.17) và tiếp điểm thường mở ở PLC (tại
hình 4.19)và đèn báo (tại hình 4.25) sẽ được đóng lại.Cửa lúc đó sẽ dừng ở vị
trí cao nhất và đèn tín hiệu trên tủ sẽ sáng
(màu xanh tại hình 4.18). Và ngược lại khi cửa được hạ
hết sẽ gặp cảm biến tiệm cận dưới .Khi đó R8 sẽ được cấp điện( tại hình 4.17)
và tiếp điểm thường mờ ở PLC (tại hình 4.19) và đèn báo(tại hình 4.18) sẽ được
đóng lại.Cửa lúc đó được đóng hết và đèn tín hiệu trên tủ sẽ sáng (màu đỏ tại
hình 4.18).
- Giải thích đóng mở của xilanh
điện chế độ trên PLC: Khi PLC xuất tín hiệu nâng cửa và hạ cửa .Thì
R3 và R4 được cấp điện và Rman vẫn đóng.Toàn bộ tiếp điểm thường mở sẽ đóng
lại. Khi R3( tại hình 4.18) được cấp điện nguồn 24v
sẽ đi qua R3 đóng lại và đi vào dây màu đỏ (dây số 15 tại hình 4.18).Nguồn
Ov sẽ được đi vào chân còn lại.Cửa sẽ
được nâng lên và đèn báo trên tủ sẽ sáng (màu xanh tại hình 4.18). Khi R4 (tại hình 4.18) được cấp điện nguồn 0 v đi qua R4 đi vào dây màu
đỏ (dây số 16 tại hình 4.18).Nguồn 24 V sẽ đi vào chân còn lại.Cửa sẽ được hạ
xuống và đèn báo trên tủ sẽ sáng (màu xanh tại hình 4.18). Khi cả R3 và R4 cắt điện đèn báo được đấu vào tiếp điểm thường đóng của
R3 và R4 sáng lên (màu đỏ tại hình 4.18).
- Giải thích xilanh điện ở chế độ bấm nút trên tủ: Khi ta chọn switch trên tủ sang Man thì Rman sẽ được cấp điện(tại hình
4.17) .Tiếp điểm thường đóng trên PLC sẽ mở ra(tại hình 4.18) .Tiếp điểm thường
mở sẽ đóng lại .Khi ta bấm nâng cửa (BT1 tại hình 4.20) thì R3 (tại hình 4.20)
sẽ được cấp điện và duy trì hoạt động nâng cửa giống như trên .Khi ta tác động
đến( BT3 tại hình 4.20) nút dừng sẽ ngắt điện và xilanh sẽ dừng.ngược lại khi
tác động nút dừng (tại BT2 hình4.20)cửa sẽ hạ.
·
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
ĐIỀU KHIỂN
4.1
Mục tiêu thiết kế giao diện
-
Xây dựng chương trình điều khiển
để điều khiển mô hình.
-
Xây dựng giao diện giám sát hệ
thống để người điều khiển dễ dàng giám sát điều khiển kiểm tra độ mở và lưu
lượng.
ü
Tại giao
diện thiết kế sẽ thực hiện được 2 chế độ điều khiển:
v
Điều
khiển bằng tay trên HMI gồm 2 chế độ nhỏ:
Ø
Chế độ
1: Dùng nút bấm trên màn hình.
Ø
Chế độ
2: Đặt giá trị trên màn hình.
v
Điều
khiển tự động trên HMI: Đặt giá trị lưu lượng trên HMI
ü
Tại tủ
sẽ có chế độ điều khiển tại chỗ chạy độc lập với PLC ( Dùng trong
trường hợp PLC gặp sự cố).
Hình 4.1 Sơ đồ hoạt động của
mô hình
4.2
Xây Dựng Thuật Toán Điều Khiển
Hình 4.2 Lưu đồ thuật toán chính
Hình 4.3 Lưu đồ thuật toán điều khiển tự động trên HMI
Hình 4.4 Lưu đồ thuật toán điều khiển bằng tay chế độ
đặt giá trị trên HMI
Hình
4.5 Lưu đồ thuật toán điều khiển bằng tay chế độ nút bấm
trên HMI
Hình
4.6 Lưu đồ thuật toán Xung Tốc Độ Cao
Hình
4.7 Lưu Đồ Thuật Toán Check Lưu Lượng
4.3 Bài toán giả lập và quy trình vận hành
v
Giả
thiết: Tính lưu lượng đầu vào
ü
Ví dụ:
Hồ Thủy Điện Thác Xăng dung tích hồ là 43 triệu m3 – tương
đương cao trình 183m. Giả sử 1cm = 5000 khối thì trong 1 tiếng lưu lượng
nước sẽ về được 1cm cao trình.
ð
Như vậy :
Lưu lượng về trong 1s là 5000/3600s
ü
Đối với
mô hình: Giả thiết 1 cm2 cho nước chảy trong 1 phút được 100
khối. Như vậy lưu lượng xả trong 1s là 100/60s
ð
Kết
luận: Để thuận tiện cho việc lập trình mô phỏng – Chúng em quy ước
như sau: Cứ 1mm cửa mở lưu lượng xả sẽ là 1m3
- Chương trình khai báo:
#Act_pos_vị trí hiện tại
#Act_plow_lưu lượng hiện tại
#auto_rep_pos:_vị trí cần đến tự động
#set_flow_lưu lượng cần đặt
- Ta sẽ lập trình lưu lượng đặt và vị trí
cần đến
Act_flow = act_pos*1 : Vị trí hiện tại * lưu lượng ra (1mm)
Auto_rep_pos = #set_flow/1 lưu lượng cài đặt / lưu lượng ra (1mm)
v
Quy trình
vận hành:
1
Nâng hạ
cửa chế độ bằng tay trên HMI( chế độ nút ấn trên HMI):
§
Kiểm tra
thao tác hệ thống trạng thái sẵn sàng làm việc.
§
Chọn chế
độ bằng tay trên màn hình.
§
Chọn nút
ấn.
§
Ấn nâng
cửa và dừng tại vị trí cần dừng.
§
Ấn hạ
cửa và dừng tại vị trí cần dừng.
§
Giám sát
hệ thống tại màn hình và cửa nâng.
ü
Nâng cửa
hoàn toàn cảm biến mở sẽ báo vị trí – người vận hành cần quan sát
đèn báo , và căn cứ vào thực tế hoạt động của hệ thống để đưa ra
các lệnh phù hợp.
2
Nâng cửa
chế độ bằng tay trên HMI ( chế độ đặt giá trị):
§
Kiểm tra
thao tác hệ thống sẵn sàng làm việc.
§
Chọn chế
độ bằng tay trên màn hình.
§
Đặt giá
trị cần đến.
§
Chọn chế
độ đặt giá trị, cửa sẽ tự động chạy.
§
Giám sát
hệ thống trên màn hình.
3
Chế độ
nâng hạ tự động trên HMI:
§
Kiểm tra
thao tác sẵn sàng làm việc.
§
Chọn chế
độ tự động.
§
Đặt lưu
lượng đầu vào.
§
Cửa sẽ
tự động nâng hạ.
§
Giám sát
trên màn hình.
4
Chế độ
tự động bằng tay trên tủ:
§
Kiểm tra
thao tác sẵn sàng làm việc.
§
Chọn chế
độ MAN trên tủ.
§
Ấn nâng
cửa và dừng tại vị trí cần dừng.
§
Ấn hạ
cửa và dừng tại vị trí cần dừng.
§
Giám sát
hệ thống tại màn hình và cửa nâng.
ü
Nâng cửa
hoàn toàn cảm biến mở sẽ báo vị trí – người vận hành cần quan sát
đèn báo, và căn cứ vào thực tế hoạt động của hệ thống để đưa ra
các lệnh phù hợp.
4.4
Chương Trình Điều Khiển
Vì
sử dụng bộ điều khiển PLC S7 1200 của Siemen nên ta sử dụng phần mềm TIA portal
để lập trình điều khiển cửa van cung.
Hình 4.8 Thiết lập cấu
hình HSC
Hình 4.9 Encoder Read_DB
chương trình tính xung tốc độ cao
//đếm xung
"CTRL_HSC_0_DB"(HSC:=257,
CV:=(#SS_Down OR
#BT_Zero_Point),
NEW_CV:=0);
#BT_Zero_Point := 0;
#Encoder := "Encoder_Pul";
//set vị trí cao
IF #BT_Set_Hi_Pos
THEN
#Hi_Pos_Pul := #Encoder; // số xung tương
ứng với độ cao của van
#BT_Set_Hi_Pos := 0;
END_IF;
// tính vị trí hiện
tại (vị trí = số xung hiện tại/số xung cao nhất * vị trí cao nhất ) )
#temp_post :=
DINT_TO_REAL(#Encoder) / DINT_TO_REAL(#Hi_Pos_Pul) * #Hi_Pos_mm;
#Act_Pos :=
REAL_TO_DINT(#temp_post); // chuyển từ số thực sang số nguyên
#Act_Flow :=
#Act_Pos * 1;
#auto_req_pos :=
#Set_Flow / 1;
IF NOT #Mode THEN
GOTO auto;
END_IF;
//================
chế độ chạy tay
chương trình chạy tay bằng nút ấn
// chạy tay bằng nút
ấn trên màn hình
IF #Mode AND
#Select_Man_Mode THEN //ở chế độ chạy tay và chọn chạy bằng nút bấm
#Out_Up := #Man_Up AND NOT #SS_Up; // chạy
lên khi ấn chạy lên gặp ctac hành trình thì dừng
#Out_Down := #Man_Down AND NOT #SS_Down; //
chạy xuống khi ấn chạy xuống, gặp ctac hành trình thì dừng
END_IF;
// xóa lệnh chạy tay
khi gặp công tắc hành trình
IF #SS_Down THEN
#Man_Down := 0;
END_IF;
IF #SS_Up THEN
#Man_Up := 0;
END_IF;
chương trình chạy tay theo vị trí đặt
//chạy bằng tay theo
vị trí đặt
IF #Mode AND NOT
#Select_Man_Mode THEN // ở chế độ chạy tay và chọn chạy theo giá trị đặt
IF #Act_Pos < #Set_Pos THEN // vị trí
hiện tại thấp hơn vị trí đặt thì chạy lên
#Out_Down := 0;
#Out_Up := 1;
END_IF;
IF #Act_Pos > #Set_Pos THEN // vị trí
hiện tại lớn hơn vị trí đặt thì chạy xuống
#Out_Down := 1;
#Out_Up := 0;
END_IF;
IF (#Act_Pos < (#Set_Pos + 3)) AND
(#Act_Pos > (#Set_Pos - 3)) THEN // vị trí hiện tại trong nằm trong khoảng
vị trí đặt +-3 mm thì dừng
#Out_Down := 0; //
sai số +- 3mm do cơ khí,
#Out_Up := 0;
END_IF;
END_IF;
IF #Mode THEN
RETURN;
END_IF;
Chương trình tự động trên HMI
IF NOT #Mode THEN
GOTO auto;
END_IF;
auto:
// chế độ tự động
theo lưu lượng
//10s kiểm tra chênh
lệch lưu lượng đặt với lưu lượng hiện tại
"Timer_Delay_Check".TON(IN:=(NOT
#Mode),// ở chế độ tự động và van đang dừng thì tính thời gian
PT:=t#10s);
IF
"Timer_Delay_Check".Q THEN //sau thời gian đặt 30s thì nhảy đến đoạn
kiểm tra lưu lượng
RESET_TIMER("Timer_Delay_Check");
GOTO check;
END_IF;
// chạy lên nếu lưu
lượng thấp hơn lưu lượng đặt
IF #Act_Pos <
#auto_req_pos THEN // vị trí hiện tại thấp hơn vị trí đặt thì chạy lên
#Out_Down := 0;
#Out_Up := 1;
END_IF;
IF #Act_Pos >
#auto_req_pos THEN // vị trí hiện tại lớn hơn vị trí đặt thì chạy xuống
#Out_Down := 1;
#Out_Up := 0;
END_IF;
IF (#Act_Pos >
(#auto_req_pos - 3)) AND (#Act_Pos < (#auto_req_pos + 3)) THEN // vị trí
hiện tại trong nằm trong khoảng vị trí đặt +-3 mm thì dừng
#Out_Down := 0; // sai số +- 3mm do cơ khí,
#Out_Up := 0;
#busy := 0;
END_IF;
IF #SS_Up THEN
#Out_Up := 0;
#busy := 0;
END_IF;
IF #SS_Down THEN
#Out_Down := 0;
#busy := 0;
END_IF;
RETURN; // quay về
OB1 không chạy đoạn check phía sau
IF #Act_Flow=0 THEN
#SS_Down := 0;
#SS_Up := 0;
END_IF;
Chương trình độ lệch
check:
// độ lệch giữa lưu
lượng đặt và lưu lượng thực tế
IF #Act_Flow > 0
THEN
#delta_F := (#Set_Flow - #Act_Flow) /
#Act_Flow;
ELSE
#delta_F := 1;
END_IF;
IF
(#delta_F>0.05) THEN // luu lượng đặt >5% thì chạy lên
#req_down := 0;
#req_up := 1;
END_IF;
IF (#delta_F
<-0.05) THEN // lưu lượng đặt < 5% thì chạy xuống
#delta_F := #delta_F * -1.0;
#req_down := 1;
#req_up := 0;
END_IF;
//độ lệch vị trí cần
di chuyển
#delta_pos :=
#delta_F * #Hi_Pos_mm;
// vị trí cần đến
IF #req_up THEN
#auto_req_pos := #Act_Pos +
ROUND_DINT(#delta_pos);
#busy := 1;
END_IF;
IF #req_down THEN
#auto_req_pos := #Act_Pos -
ROUND_DINT(#delta_pos);
#busy := 1;
END_IF;
IF #auto_req_pos
> #Hi_Pos_mm THEN
#auto_req_pos := #Hi_Pos_mm;
END_IF;
IF #auto_req_pos
< 0 THEN
#auto_req_pos := 0;
END_IF;
4.5 Giao
diện điều khiển
-
Mục tiêu thiết kế giao diện điều
khiển trên màn hình
·
Điều khiển bằng tay trên màn hình
ở 2 chế độ:nút ấn và đặt vị trí (tại vị trí khoang số 1 hình 4.13)
·
Sét vị trí cao nhất và thấp nhất
trên màn hình (tại vị trí khoanh số 2 hình 4.13)
·
Hiện thị số xung encoder lên màn hình
(tại vị trí số 3 hình 4.13)
·
Điều khiển tự động trên màn hình
(tại vị trí số 4 hình 4.13)
·
Giám sát được vị trí nâng hạ hiện
tại và lưu lượng hiện tại (tại vị trí số 5 hình 4.13)
Hình 4.10 Chọn thiết bị
giám sát
Hình
4.11 Kết nối
PLC-HMI
Hình 4.12 Liên kết các
ô giá trị tương ứng với Tag HMI
Hình 4.13 Giao
Diện HMI
KẾT LUẬN
Sau thời gian đồ án tốt nghiệp, với sự nỗ
lực phấn đấu của nhóm chúng em và được sự hướng dẫn tận tình của các thầy
giáo Th.S Đào Văn Tuấn , PGS, TS Khổng Cao Phong , TS Đặng Văn Chí, chung em
đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, với đề tài: “Thiết kế hệ thống điều khiển
cửa van cung đập tràn”.
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là một khoảng thời gian khá áp
lực và căng thẳng. Nhưng nhờ đó mà chung em đã có thể hệ thống lại những kiến
thức đã học và tìm hiểu thêm nhiều vấn đề mình còn chưa biết,chưa nắm rõ trong
quá trình học tập vừa qua. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm của chúng em
còn hạn chế nên trong đồ án của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chung em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy để đồ án tốt nghiệp của em
hoàn thiện hơn.
Qua thời gian làm đồ án, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy Ths Đào Hiếu , PGS, TS Khổng Cao Phong ,
TS Đặng Văn Chí đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành đồ án. Em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong trường Đại học Mỏ – Địa
Chất và toàn thể các thầy cô trong khoa Cơ Điện cũng như các thầy cô trong bộ
môn Tự Động Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và
làm đồ án.
Em
xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2031
Sinh viên thực hiện
Đào Hải Đăng