Hiện nay trên mạng có khá nhiều bài viết hướng dẫn
để đăng kí PayPal, nhưng tất cả đều đã cũ. Hiện
nay đăng kí PayPal có một số thay đổi nhỏ. Thực ra đăng kí PayPal không khó, nhưng để bạn chắc chắn hơn về quá trình đăng kí, TienichVietNam xin được viết bài này.
Bên cạnh PayPal, bạn còn có một sự lựa chọn rất tốt đó nữa là Liberty Reserve (http://www.libertyreserve.com/), các ưu điểm của Liberty Reserver:
- Bảo mật tốt - Đăng kí dễ dàng, không cần xác nhận, có thể dùng ngay. - Có thể có nhiều tài khoản, không lo bị limit như PayPal. - Đổi tiền với các Exchanger, tỉ giá tương đối cao (hiện tại là trên 20000/USD). - Giao dịch đơn giản, nhanh chóng, được nhiều trang kiếm tiền hỗ trợ. - Không lo gặp phải các rắc rối như bên PayPal.
1/ Đầu tiên, bạn truy cập vào trang
chủ PayPal rồi bấm vào nút Sign Up Today. Tại trang đăng kí, bạn
sẽ thấy PayPal cung cấp 3 loại tài khoản là Personal, Premium và Business. Xem
thêm về 3 loại tài khoản tại Các
Thông Tin về PayPal, mục số 3. Tốt nhất bạn nên chọn loại Premier, để có thể
nhận và gửi tiền. Sau đó bấm Get
Started.
2/ Tại bước thứ
2, bạn cần điền đầy đủ mọi thông tin cá nhân. Lưu ý bạn phải
điền thật chính xác từ địa chỉ, tên tuổi, và số điện thoại, để tiện giải quyết
các rắc rối sau này. Riêng điền Postal Code bạn
xem thêm thông tin tại bài viết này. Bước
này, bạn chưa cần phải nhập các thông tin thẻ. Address Line 1 và Line 2 bạn
điền vào địa chỉ nhà của bạn, ghi tiếng Việt không dấu, City điền vào quận,
huyện, thị xã, còn State/Region bạn điền vào tỉnh, thành phố.
Lưu ý: khi điền tên bạn điền chính xác First Name (tên), Middle (chữ lót) và Last Name (họ), bạn không nên đảo lại các thông tin này. Và tên này phải là tên ghi trên thẻ ngân hàng bạn định sử dụng. Bạn có thể sử dụng tên có dấu hoặc không dấu, tuy nhiên bạn nên ghi không dấu, để tránh các phiền toái sau này.
VÍ DỤ tên bạn là Nguyễn Văn A, thì First Name là A, Middle là Van, và Last Name là Nguyen.
Sau khi điền xong bạn bấm Agree and Create Account.
Lưu ý: khi điền tên bạn điền chính xác First Name (tên), Middle (chữ lót) và Last Name (họ), bạn không nên đảo lại các thông tin này. Và tên này phải là tên ghi trên thẻ ngân hàng bạn định sử dụng. Bạn có thể sử dụng tên có dấu hoặc không dấu, tuy nhiên bạn nên ghi không dấu, để tránh các phiền toái sau này.
VÍ DỤ tên bạn là Nguyễn Văn A, thì First Name là A, Middle là Van, và Last Name là Nguyen.
Sau khi điền xong bạn bấm Agree and Create Account.
·
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo bài Đặt
Tên Thế Nào Cho Đúng Khi Đăng Kí Tài Khoản PayPal?
Khi điền tên cách này khi đăng nhập vào PayPal, tại Welcome bạn sẽ thấy tên bị ngược (ví dụ Nguyen Van A chỉ còn A Nguyen hoặc Van A Nguyen. Nhưng bạn không phải lo vì tên ở đó không quan trọng, quan trong là khi rút tiền bạn không bị ngược tên và có thể rút thành công.
3/ Bước
này bạn phải nhập 16 chữ số trên thẻ, ngày hết hạn và 3 chữ số CSC (Card
Security Code) trên thẻ để có thể sử dụng mua bán online. Hiện có 2 loại thẻ
hay được sử dụng là Visa Debit Card (ghi nợ, nạp bao nhiêu dùng bấy nhiêu) và
Visa Credit Card (có thể xài quá tài khoản rồi nạp trả nợ sau). Các ngân hàng
hay được sử dụng là Techcombank, ACB, Đông Á, Eximbank... Vietcombank hiện tại
thấy có khá nhiều sự thay phiền. Xem thêm thông tin các thẻ tại bài viết Các Thông Tin Cơ Bản
Về PayPal, mục 5.
- Sau khi điền xong bạn bấm Continue để tiếp tục xác nhận thẻ.
- Bạn cũng có thể không thưc hiện bước này mà bấm Go To My Account để tới trang chủ quản lý tài khoản. Sau khi xác nhận qua email là đã có thể bắt đầu gửi và nhận tiền.
4/ Xác nhận thẻ. Bạn không cần xác nhận vẫn có thể sử dụng các tính năng cơ bản của PayPal là nhận và chuyển tiền. Tuy nhiên, có thể sẽ bị hạn chế số tiền gửi và nhận. Xem hướng dẫn xác nhận tại đây.
- Bạn cũng có thể không thưc hiện bước này mà bấm Go To My Account để tới trang chủ quản lý tài khoản. Sau khi xác nhận qua email là đã có thể bắt đầu gửi và nhận tiền.
4/ Xác nhận thẻ. Bạn không cần xác nhận vẫn có thể sử dụng các tính năng cơ bản của PayPal là nhận và chuyển tiền. Tuy nhiên, có thể sẽ bị hạn chế số tiền gửi và nhận. Xem hướng dẫn xác nhận tại đây.
Tags:
PayPal